Giới thiệu phèn nhôm sunfat – Al2(SO4)3



Ứng dụng

Đăng ngày 10/06/2021

Phèn nhôm Sunfat – Al2(SO4)3.14H2O còn có tên gọi khác là Bánh phèn, Bộ lọc phèn, Phèn sản xuất giấy của Alunogenite, muối nhôm. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hóa chất này.

Tổng quan về Phèn nhôm Sunfat

Phèn nhôm

– Tên hóa học: Phèn nhôm Sunfat

– Công thức:  Al2(SO4)3

– Ngoại quan: Sản phẩm ở dạng tinh thể không màu, tan chậm trong nước lạnh và không tan trong cồn.

– Quy cách: 25kg/Bao

– Xuất xứ: Việt Nam, Trung Quốc

– Sản xuất: Từ nguyên liệu Hydroxyt nhôm, Axit Sunfuric, Amoni Sunfat

Ưu và nhược điểm của Al2(SO4)3

Ưu điểm:

  • Sản phẩm có tác dụng keo tụ ion nhôm (và cả sắt(III)), nhờ điện tích 3+ thuộc loại cao nhất trong số các loại muối ít độc hại mà loài người biết.
  • Muối nhôm này ít độc, phổ biến trên thị trường và giá cả khá thấp.
  • Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.

Nhược điểm:

  • Làm giảm đáng kể độ pH, do đó phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến tăng chi phí sản xuất.
  • Khi quá liều lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng keo tụ bị phá huỷ làm nước đục trở lại.
  • Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
  • Hàm lượng Nhôm dư trong nước nhiều hơn so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn (0,2mg/lit).
  • Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và ko tan cùng các kim loại nặng thường hạn chế.
  • Ngoài ra, có thể làm tăng lượng (SO4)2-  (là loại có độc tính đối với vi sinh vật) trong nước thải sau xử lí.

Ứng dụng

Phèn nhôm Sunfat – Al2(SO4)3 được sử dụng làm hóa chất xử lý nước với mức giá hợp lý. Với liều lượng sử dụng ít nhưng có thể cho chất lượng nước sạch nên được nhiều nhà máy cấp nước sử dụng. Cơ chế keo tụ của phèn nhôm:  Phản ứng thủy phân hình thành các ion Al3+ có khả năng hút các ion âm có trong nước hình thành nên các liên kết, từ đó tạo nên các bông cặn.

Trong ngành dệt nhuộm

Trong ngành nhuộm vải phèn nhôm được sử dụng như chất gắn màu vì khi nhuộm, hydroxit sẽ được sợi vải hấp thụ và giữ chặt kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành độ bền màu cho vải.

Ứng dụng trong sản xuất giấy

Sản xuất giấy công nghiệp

Trong ngành giấy: ứng dụng của phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn để tạo nên Nhôm clorua bằng phản ứng thủy phân tạo nên hidroxit, hidroxit kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

Lưu ý khi sử dụng phèn nhôm sunfat – Al2(SO4)3

  • Cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe:
  • Gây hại cho da và mắt. Nếu bị bắn vào mắt sẽ làm tổn thương mô mắt, đau mắt, chảy nước mắt, thậm chí mù mắt.
  • Nếu hít phải quá nhiều có thể dẫn đến kích thích màng nhầy của mũi và cổ họng, gây ra ho, chóng mặt, và đau đầu.
  • Dính vào da có thể gây kích ứng, ngứa, và phát ban trên da.
  • Nuốt phải có thể gây ra đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, kích thích tiêu hóa và tiêu chảy.

Khi sử dụng phèn nhôm cần lưu ý các yếu tố sau để cho hiệu quả cao nhất:

  • Độ PH tối ưu nhất với phèn nhôm là khoảng 5,5 – 7,5.
  • Nhiệt độ nước thích hợp là khoảng 20 – 40 độ C.
  • Ngoài ra, khi sử dụng phèn nhôm để xử lý nước cần chú ý đến các yếu tố: Các thành phần ion có trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng…

Bảo quản

  • Sản phẩm được đóng gói trong bao tải, bên trong lót túi PE.
  • Khi tiếp xúc với sản phẩm cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.Tránh tiếp xúc da, mắt và hít thở trong bụi.
  • Lưu trữ nơi thoáng mát, nơi khô ráo và không bị ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tránh xa vật liệu không tương thích. Giữ vật chứa đóng kín khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra sự cố tràn.

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2Fgioi-thieu-phen-nhom-sunfat-al2so43%2F

+
Gọi lại
Giới thiệu phèn nhôm sunfat – Al2(SO4)3

    Báo giá mới nhất?