Trong bài trước, Hóa Chất Đại Việt đã giới thiệu với các bạn 3 trong số 10 loại hóa chất khử khuẩn thường dùng, hay tiếp tục tìm hiểu 3 hóa chất tiếp theo với chúng tôi qua bài viết này nhé!
4. Ortho-phthalaldehyde (OPA):
Thành phần hóa học:
– Công thức là C6H4(CHO)2 hay 1,2-benzenedicarboxaldehyde. Dung dịch 0.55% OPA màu xanh dương, trong suốt, pH 7.5.
Tác dụng:
– Cơ chế tác dụng là do alkyl hóa nhóm sulfhydryl, hydroxyl, carboxyl và amino của vi sinh vật, làm biến đổi RNA, DNA và quá trình tổng hợp protein.
– Khử khuẩn mức độ cao trong 5 phút ở nhiệt độ phòng. Có tác dụng nhanh và mạnh với các chủng vi khuẩn, vi rút, đặc biệt diệt cả các chủng vi khuẩn Mycobacteria đã kháng lại với Glutaraldehyde.
Công dụng:
Dùng thay thế Glutaraldehyde làm chất khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ nội soi, các dây máy thở, mặt nạ gây mê và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác.
Ưu điểm:
– Thời gian khử khuẩn mức độ cao nhanh nhất (5 phút)
– Tương hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau
– Không bị bất hoạt bởi chất hữu cơ
– Rất ít độc do ít bay hơi
– Bị bất hoạt bởi chất hữu cơ
– Bị bất hoạt bởi chất hữu cơ.
Nhược điểm: Có thể làm bắt mầu với ống soi, khay ngâm, da…, do OPA có thể tương tác với protein còn sót lại. Đây cũng là dấu hiệu để các nhà quản lý nhận ra là quá trình làm sạch chưa được kỹ lưỡng, cần phải cải tiến.
5. Peracetic Axit:
Thành phần hóa học:
– Công thức là CH3CO3H, còn gọi là axit peracetic hay axit peroxyacetic hay PPA
Tác dụng:
– Cơ chế tác dụng chưa rõ ràng, có thể giống các chất oxy hóa.
– Diệt khuẩn mạnh, phổ rộng, bao gồm cả nha bào.
– Được sử dụng ở nhiều nộng độ khác nhau, dùng riêng hay phối hợp với các chất khác như Hydrogen Peroxide
Công dụng: Dùng để khử khuẩn mức độ cao hay TK các dụng cụ nội soi, các dụng cụ phẫu thuật, nha khoa, các dây máy thở, mặt nạ gây mê và rất nhiều dụng cụ kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh khác. Có thể dùng ngâm hay dùng máy.
Ưu điểm:
– Phổ diệt khuẩn rộng. Diệt nha bào trong thời gian tương đối ngắn
– Ít độc
– Tương hợp nhiều loại chất liệu khác nhau
Nhược điểm:
– Dung dịch kém bền. Thời gian sử dụng của dung dịch rất ngắn
– Gây ăn mòn dụng cụ, đặc biệt là đồng, thép, sắt…
– Giá thành khá cao
6. Hydrogen Peroxide:
Thành phần hóa học:
Công thức là H2O2, còn được gọi là cồn.
Tác dụng:
– Cơ chế tác dụng là tạo ra gốc tự do Hydroxyl (OH-), tấn công vào màng lipid của vi khuẩn, DNA và những thành phần khác của tế bào
– Diệt khuẩn mạnh, phổ rộng, bao gồm cả vi khuẩn, vi rút, nấm và cả nha bào
– Có thể dùng riêng với nồng độ từ 6%-25% (hay dùng nhất là 7,5%), hoặc dùng kết hợp với axit Peracetic.
Công dụng:
Dùng để khử khuẩn mức độ cao hay TK các dụng cụ nội soi ở nồng độ 7,5%.
Ưu điểm:
Rất bền, đặc biệt là khi bảo quản trong thùng tối
Nhược điểm: Có một số trường hợp có ảnh hưởng đến hình thức và chức năng ống nội soi.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu thêm 3 hóa chất nữa để các bạn sử dụng trong việc khử khuẩn. Cùng đón chờ phần 3 cũng là phần cuối cùng để biết đâu là những hóa chất khử khuẩn còn lại nhé!
>>> Xem thêm: 10 hóa chất khử khuẩn thường được sử dụng (Phần 1)