Những từ ngữ chuyên ngành trong khử khuẩn, tiệt khuẩn



Ứng dụng

Đăng ngày 21/09/2021

Khử khuẩn, tiệt khuẩn là việc rất được lưu tâm trong ngành Y tế, đặc biệt là trong mùa dịch như hiện nay. Tuy nhiên, khử khuẩn, tiệt khuẩn, khử nhiễm… có gì khác nhau? Hãy để Hóa Chất Đại Việt giúp bạn làm rõ nhé!

Tại sao cần xử lý dụng cụ?

Khử khuẩn dụng cụ y tế

Tái sử dụng các dụng cụ trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh viện. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những báo cáo về các vụ dịch liên quan đến vấn đề xử lý dụng cụ không tốt như: tại Mỹ trong một giám sát về nội soi đường tiêu hóa, từ năm 1974 – 2001, đã báo cáo có 36 vụ dịch gây NKBV mà nguyên nhân là do không tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn. Một báo cáo khác của Esel D, J Hosp Infect (2002) trên những người bệnh phẫu thuật tim, sau phẫu thuật tim một vụ dịch đã xảy ra, dẫn đến 5 người bệnh tử vong, 17 người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện, và nguyên nhân là do chất lượng lò hấp tiệt khuẩn đã không được kiểm soát và bảo đảm, dẫn đến các dụng cụ không đượctiệt khuẩn như yêu cầu.

Tầm quan trọng trong việc xử lý dụng cụ

Quy trình khử khuẩn

Các nước trên thế giới, cũng như các nước trong khu vực Châu Á đang đứng trước thách thức do nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện như cúm gà, lao đa kháng thuốc, các vi khuẩn siêu kháng thuốc, bệnh Bò điên (Prion) và những vũ khí sinh học khác. Do vậy việc cập nhật kiến thức, xử lý dụng cụ đúng là một yêu cầu cấp thiết, nhất là ở Việt Nam, khi việc tái sử dụng dụng cụ còn rất phổ biến. Vì vậy sự ban hành một hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về xử lý dụng cụ tái sử dụng là hết sức quan trọng, giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót, bảo đảm an toàn cho người bệnh và chất lượng điều trị của người thầy thuốc.

Từ ngữ dùng trong khử khuẩn, tiệt khuẩn

Theo hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế, các từ ngữ được giải thích và hiểu như sau:

Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ (dụng cụ) nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn (khử khuẩn): khử khuẩn mức độ thấp, trung bình và cao.

Khử khuẩn mức độ cao ( igh level disinfection): là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.

Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn (khử khuẩn), tiệt khuẩn (tiệt khuẩn) tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn được tối ưu.

Khử nhiễm ( econtamination): là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các dụng cụ để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.

>>> Xem thêm: 10 hóa chất khử khuẩn thường dùng (Phần 1)

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2Fnhung-tu-ngu-chuyen-nganh-trong-khu-khuan-tiet-khuan%2F

+
Gọi lại
Những từ ngữ chuyên ngành trong khử khuẩn, tiệt khuẩn
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?