Ứng dụng các Hóa chất trong Đất và Men



Ứng dụng

Đăng ngày 12/03/2012

images I. Ứng dụng trong đất:

  1. Làm đất đen (black clay):có 02 phương pháp làm đất đen:
    – Dùng bột màu đen (loại body stain)với tỷ lệ 0.1%-0.5% pha với đất tùy mức độ yêu cầu. Phương pháp này đơn giản nhưng không hiệu quả vì giá thành cao.
    – Dùng oxit Sắt từ 0.5%-1%và oxit Mangan 0.5%-1% tùy mức độ yêu cầu đồng thời trong phối liệu sử dụng loại đất đỏ nhẹ độ (nhiều tạp sắt). Phương pháp này yêu cầu sử dụng cối tán  nhưng có ưu điểm là giá thành rẻ. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng 2 loại oxit này thì cấu trúc tính dẻo của phối liệu sẽ bị phá vỡ, cần tăng dẻo thêm khi phối liệu. Hiện nay TopSeal và Minh Phương là một trong những đơn vị làm đất đen có chất lượng khá tốt, hàng indoor nhưng có thể chưng ngoài trời vì có độ hút nước rất bé.
    Hiện tại nhằm thay thế oxit Sắt, giảm giá thành sản phẩm, chúng ta có thể sử dụng muối sắt sun phát Fe2(SO4)3
  2. Làm đất hiệu ứng trổ bông trên bề mặt:
    Trộn thêm muối Soda Ash (Sodium carbonate Na2CO3) khoảng 1.5%- 2% vào trong đất và một ít oxit Sắt và Mangan to khoảng 0.1%-0.2% để tạo màu đen và hạt đen lấm tấm. Phương pháp này yêu cầu rất khắt khe về chế độ sấy và tạo hình. Cụ thể đất này chỉ có thể xoay tay hoặc xoay calip, ép dập chứ không thể rót được. Và sau khi mộc vừa đủ độ ráo thì phải xu ngay, rồi đem đi phơi nắng sau đó đem vào lò sấy ngay để muối tập trung ra trên bề mặt, khi nung tạo hiệu ứng trổ bông và bóng láng như có một lớp men trong phủ trên bề mặt. Mộc sau khi sấy phải nung ngay, không được để qua đêm vì như thế muối sẽ hút ẩm và tróc ra mất hết hiệu ứng trổ bông. Lưu ý việc sử dụng các loại hóa chất này sẽ phá vỡ cấu trúc dẻo của phối liệu, do vậy phải tăng dẻo bằng cách thêm bentonite và hồ thường vào để ổn định quá trình tạo hình.
  3. Làm đất hiệu ứng đen ánh kim:Sử dụng Soda Ash (Sodium carbonate Na2CO3) khoảng 0.1% và oxit Đồng 0.05%, oxít Mangan (mịn) khoảng 0.1% trộn vào đất. Phương pháp này cũng yêu cầu khắt khe về chế độ sấy tạo hình và sấy. Cụ thể đất này chỉ có thể xoay tay hoặc xoay calip, ép dập chứ không thể rót được. Và sau khi mộc vừa đủ độ ráo thì phải xu ngay, rồi đem đi phơi nắng sau đó đem vào lò sấy ngay để muối tập trung ra trên bề mặt, khi nung tạo hiệu ứng bóng láng như có một lớp men trong phủ trên bề mặt và có ánh kim của Đồng. Mộc sau khi sấy phải nung ngay, không được để qua đêm vì như thế muối sẽ hút ẩm và tróc ra mất hết hiệu ứng. Lưu ý việc sử dụng các loại hóa chất này sẽ phá vỡ cấu trúc dẻo của phối liệu, do vậy phải tăng dẻo bằng cách thêm bentonite và hồ thường vào để ổn định quá trình tạo hình.
  4. Các muối sun phát:

–         Manhe Sun phát: MgSO4 tạo độ bóng cao.
–         Nhôm Sun phát: Al2(SO4)3 tạo hiệu ứng bạc (xám).
–         Sắt Sun phát: Fe2(SO4)3 tạo hiệu ứng màu đen.
II. Ứng dụng trong men:

  1. Frit Flux F014:là loại frit tổng hợp, hàm lượng bo rất cao, không chứa chì, thường dùng trong các bài men kết tinh (trổ bông),
  2. Frit FAF 488: là frit Bo, tạo hiệu ứng chảy sợi hoặc kết tinh rất nhỏ, li ti.
  3. S7200A Li2CO3:thúc đẩy quá trình kết tinh, giúp bông trổ to hơn.
  4. Tro xương (Bone Ash):kết hợp với oxit Sắt và Li2CO3 tạo nên hệ kết tinh màu đỏ bầm, dạng vảy to bằng hạt đậu xanh, nổi lên trên bề mặt rất đẹp.
  5. Vanadi Oxit:dùng trong các hệ men nhủ (đồng), và tạo hiệu ứng lỗ sâu trên bề mặt men.
  6. Bột Carbua Silic (SiC):được sử dụng để tạo hiệu ứng sôi, bề mặt sần xùi và xốp.
  7. Mangan oxit kết hợp với Oxit Sắt và Đồng tạo nên hệ men ánh kim màu đen bạc, ánh ngũ sắc như ngọc trai rất đẹp.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT


I. Oxit chì Pb3O4: là một trong những hóa chất cực độc, màu đỏ, có nhiệt độ nóng chảy thấp nên được sử dụng để làm bóng men, và có ưu điểm làm tươi màu nhất là hệ màu đỏ. Tuy nhiên rất nguy hiểm khi sử dụng nó vì khi hít phải sẽ làm suy hô hấp, nếu hít nhiều gây đau tức ngực và bụng; tránh tiếp xúc với da vì có thể thẩm thấu qua da gây ngộ độc. Muốn sử dụng phải chứa chì ở trong bao nylon và đặt trong thùng thiếc có nắp đậy, để nơi khô ráo, tránh môi trường axít và kiềm. Phải đeo khẩu trang hoạt tính, mang kính bảo hộ và găng tay cao su khi tiếp xúc với loại hóa chất độc hại này.
II. Barium carbonate BaCO3: cũng thuộc loại độc hại, màu trắng, dùng để làm thuốc diệt chuột, gạch và men. BaCO3 tuy có nhiệt độ nóng chảy cao nhưng khi kết hợp với frit và các oxit khác thì làm giảm nhiệt độ nung của hệ, làm mờ (xỉn) mặt men, tăng độ bền cơ, độ bền axit cho men. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng với hàm lượng nhỏ vừa phải, tránh dư thừa vì nếu không được silicat hóa hết trong quá trình nung thì sẽ thẩm thấu trong nước, gây ngộ độc. Một số trường hợp người ta sử dụng SrO để thay thế BaO. Phải đeo khẩu trang hoạt tính, mang kính bảo hộ và găng tay cao su khi tiếp xúc với loại hóa chất độc hại này.
III. Sodium Carbonate Na2CO3: hay còn gọi là soda ash light là loại muối màu trắng, tan trong nước, dễ hút ẩm, ăn mòn rất mạnh, làm khuôn nhanh hỏng. Tránh hít vào, khi sử dụng nên đeo khẩu trang, găng tay và rửa tay sạch sau khi trộn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây mẫn ngứa, ăn mòn da.
IV. Keo Silicat: là chất điện giải, tạo hệ huyền phù được ứng dụng pha vào trong đất tỷ lệ rất nhỏ (<0.8%) để làm lỏng hồ, tăng tính linh động cho hồ. Là chất lỏng màu trắng hay ngả một ít vàng (do lẩn tạp trong quá trình nấu), tan trong nước, có độ nhớt cao, và ăn mòn rất mạnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với da tay. Nếu vô tình bị dính vào da, hãy rửa xạch bằng nước. Khi sử dụng phải chứa trong thùng nhựa, đậy nắp sau khi sử dụng vì nếu để không khí lọt vào sẽ khô dần và đóng cứng trên bề mặt.
V. Oxit Đồng Cu2O: màu đỏ, được đóng thành từng bịch 5kg ny lon ), rất mịn và có mùi hắc rất khó chịu. Khi sử dụng phải đeo khẩu trang bảo hộ lao động. Sau khi sử dụng phải cột chặt miệng, tránh để tiếp xúc với không khí để hạn chế phản ứng oxy hóa không mong muốn, làm đồng hóa đen.

– Xem thêm: news.bachkhoa.net.vn
+
Gọi lại
Ứng dụng các Hóa chất trong Đất và Men

    Báo giá mới nhất?