Ngộ độc thủy ngân



Ứng dụng

Đăng ngày 16/10/2010

small_1294988800.nv

Thủy ngân có nhiều trong đất, biển do các chấn động địa chất và từ khí thải tự nhiên của vỏ địa cầu. Một số vi khuẩn yếm khí cũng có thể metyl hóa thủy ngân thành metyl thủy ngân. Có sẵn trong môi trường, metyl thủy ngân gây ra những độc hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người

Thủy ngân có thể chuyển hóa tương đối dễ dàng trong môi trường nên con người rất dễ nhiễm độc thủy ngân. Là chất độc có tính tích lũy, việc hấp thụ thủy ngân trong thời gian dài gây ảnh hưởng khá nặng nề tới hệ thần kinh và thận. Nếu như thủy ngân dạng ion chỉ hấp thụ được ở đường ruột 5-15% thì cơ thể có thể hấp thụ được 80-100% metyl thủy ngân.

Tế bào não của thai nhi và trẻ sơ sinh nhạy cảm với metyl thủy ngân hơn so với người trưởng thành. Nhiễm độc metyl thủy ngân có thể gây dị tật ở trẻ sơ sinh và nặng hơn nữa, có thể dẫn đến hiện tượng quái thai. Ở các vùng dân cư bị nhiệm độc metyl thủy ngân, người ta còn thấy có hiệu ứng độc tính di truyền thể hiện qua sự sai lệch nhiễm sắc thể.

Trong các loại thực vật, nấm có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao do hấp thụ từ đất, phân ủ (làm từ rác thải sinh hoạt) có nồng độ thủy ngân cao, mức độ nhiễm đôi khi lên đến 300 µg/kg.

Các thực ăn từ gia súc, gia cầm có nồng độ nhiễm thủy ngân thấp, cá biệt ở gan và lòng lợn, lượng thủy ngân thường cao hơn một chút, khoảng 20-40µg/kg

Các loại cá biển là nguồn gây ngộ độc thủy ngân cho người nhiều nhất, đặc biệt ở một số loài cá như cá kiếm, các ngừ, cá thu vua, hàm lượng thủy ngân có thể lên đến 200-1000 µg/kg

Để tránh ngộ độc thủy ngân cần:

– Cẩn thận không để vỡ nhiệt kế hay các đồ vật có thủy ngân

– Tìm hiểu các vùng nhiễm thủy ngân để tránh sử dụng thực phẩm từ các nguồn này

– Hạn chế ăn các loại hải sản dễ có nồng độ thủy ngân cao như cá ngừ, cá kiếm, cá thu

– Mua nấm tại các cơ sở có uy tín

– Đối với các nhà sản xuất nấm: lựa chọn nguyên liệu và đất trồng khi sản xuất nấm

Giải độc thủy ngân

– Nếu nuốt phải thủy ngân hay có những triệu chứng bệnh nặng như suy nhược thần kinh (run rẩy, nhược cơ, vận dộng khó khăn,..) phình tuyến giáp, tim đập nhanh, sưng lợi, tăng bài tiết thủy ngân trong nước tiểu, hay co cứng bụng, đi ngoài ra máu, hoại tử dạ dày, … thì cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất.

– Trong cuộc sống hàng ngày, thực tế không tránh khỏi việc tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân hay các hợp chất của nó. Bạn có thể tự giải độc cơ thể bằng cách sử dụng các thức ăn có đậu xanh hay cà rốt. Đó là các bài thuốc loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể rất hữu hiệu. Một chén chè đậu xanh hay một cốc nước cà rốt vừa là cách hay để bồi bổ sức khỏe và thanh lọc cơ thể.

Thanh Huyền (angi.com.vn)

Tham khảo:

Lê Ngọc Tú (chủ biên). 2006. Độc tố học và an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật

+
Gọi lại
Ngộ độc thủy ngân

    Báo giá mới nhất?