Acesulfame K hay Kali acesulfame là một trong những chất tạo ngọt phổ biến nhất hiện nay. Nó ngọt gấp 200 lần đường, không gây hậu vị (aftertaste, cảm nhận vị (ngọt) sau thời gian tiếp xúc) và thường được dùng chung với các chất làm ngọt khác.
Acesulfame K còn được biết đến dưới tên thương mại là Sunett và Sweet One.
Kali acesulfame là gì?
Kali acesulfame (hay còn gọi là acesulfame K hoặc ace K) là một chất tạo ngọt nhân tạo.
Nó ngọt hơn đường thông thường gấp 200 lần và được dùng để tạo vị ngọt cho các loại thực phẩm không thêm calo. Acesulfame K hoạt động bằng cách kích thích các tế bào cảm nhận vị ngọt trên lưỡi, vì thế chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt mà không cần tiêu thụ đường.
Acesulfame K thường được có trong hỗn hợp của các chất tạo ngọt khác như aspartame và sucralose. Những chất này thường được pha trộn với nhau để làm mất đi dư vị đắng gây ra khi chất tạo ngọt được dùng một mình.
Điều thú vị là acesulfame K không tích trữ lại hay phân hủy bên trong cơ thể mà nó được hấp thu vào cơ thể và sau đó được thải ra qua nước tiểu mà không bị biến đổi.
Những thực phẩm nào có chứa Kali acesulfame?
Kali acesulfame là một phụ gia thực phẩm tạo ngọt rất linh hoạt được ưa chuộng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đặc biệt là các loại đồ uống như soda, nước ép trái cây, đồ uống không ga và rượu có chứa acesulfame K. Kali acesulfame còn được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn từ đồ uống cho người ăn kiêng cho đến các món tráng miệng đông lạnh và đồ nướng.
Acesulfame K có thể được dùng dưới dạng đường viên nén hay túi nhỏ. Nó cũng có mặt trong vài dược phẩm (như thuốc nước trị ho) và các sản phẩm tiệt trùng đường miệng như kem đánh răng và nước súc miệng.
Không giống như các chất tạo ngọt khác, acesulfame K ổn định khi được làm nóng. Điều này khiến cho nó được sử dụng tạo ngọt trong nhiều món nướng.
Một vài ví dụ về thức ăn có chứa kali acesulfame gồm có:
- Đường ăn kiêng.
- Các sản phẩm từ sữa.
- Các món tráng miệng.
- Mứt dâu, thạch, mứt cam.
- Đồ nướng.
- Kem đánh răng và nước súc miệng.
- Singum.
- Nước ướp thịt.
- Sữa chua và các sản phẩm khác từ sữa.
- Ngũ cốc ăn sáng.
- Nước sốt cho salad và các loại nước sốt.
- Gia vị.
Chất tạo ngọt này có thể được ghi trên bao bì bằng một số tên/ký hiệu sau đây:
- Acesulfame K.
- Kali acesulfame.
- Ace-K.
- E950 (thường thấy ở Châu Âu).
Lợi ích của acesulfame K
- Có thể thay thế đường trong các sản phẩm nướng.
- Không gây sâu răng.
- Không để lại hậu vị.
- Không ảnh hưởng đến nồng độ glucose và triglycerid trong máu.
Acesulfame K có an toàn không?
Hơn 90 nghiên cứu về mức độ an toàn của acesulfame K cho thấy acesulfame K an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng ở liều lượng vừa phải (liều lượng khuyến cáo). Acesulfame K đã được phê duyệt để đưa vào sử dụng trong thực phẩm ở Mỹ từ năm 1988, các nước Châu Âu cũng đã phê duyệt việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo này.
FDA khuyến cáo dùng khoảng 15 mg/kg/ngày đối với trọng lượng cơ thể ở người Mỹ là mức an toàn.
Ở Châu Âu, mức khuyến cáo là 9mg/kg/ngày nhân với trọng lượng cơ thể.
Như vậy bạn sẽ phải tiêu thụ một lượng lớn chất tạo ngọt để vượt quá mức an toàn này. Ví dụ: Ở Mỹ con số này tương đương với 20 lon Coke Zero dạng 355 ml của cho một người nặng 150-lb (68 kg) trong một ngày.