Nhiều prôtêin được tạo thành từ axít amin có chứa sulfua. Các axít này tạo ra axít sulfuric (hay ion sulfat, SO42-) khi chúng được trao đổi trong cơ thể.
Trạng thái của Axit Sunfuric
Axit sulfuric tinh khiết hoàn toàn không được tìm thấy trên Trái Đất, do ái lực rất lớn giữa axít sulfuric và nước. Ngoài ra, axít sulfuric còn là thành phần của mưa axít, được tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị ôxi hoá hoặc axít sulfuric bị ôxi hoá. Điôxít lưu huỳnh hình thành khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh (than đá hoặc dầu) bị đốt cháy.
Axít sulfuric được tạo thành trong tự nhiên bởi quá trình ôxi hoá quặng pyrit, ví dụ như quặng pirit sắt. Phân tử ôxy ôxi hoá quặng pirit sắt (FeS2) thành ion sắt (II) hay Fe2+:
- 2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+
Fe2+ có thể bị ôxi hoá lên Fe3+:
- 4Fe2+ + O2 + 4H+ → 4 Fe3++ 2H2O
Fe3+ tạo ra có thể kết tủa dưới dạng hiđrôxit. Phương trình tạo thành hiđrôxit là
- Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+
Ion sắt (III) cũng có thể ôxi hóa pirit. Khi sắt (III) xuất hiện, quá trình có thể trở nên nhanh chóng.
Acid Sulfuric ngoài Trái Đất
Axít sulfuric được tạo thành ở tầng khí quyển trên cao của Sao Kim nhờ quá trình quang hoá của mặt trời lên điôxít cacbon, điôxít lưu huỳnh và hơi nước. Độ dài sóng của tia cực tím nhỏ hơn 169 nm có thể phân tách điôxít cacbon thành mônôxít cacbon và ôxy. Khi các nguyên tử ôxy phản ứng với điôxít lưu huỳnh trong khí quyển của Sao Kim sẽ tạo ra triôxít lưu huỳnh, và chất này có thể hợp thành với hơi nước, cũng là một thành phần trong khí quyển của Sao Kim, tạo thành axít sulfuric:
- CO2 → CO + OSO2 + O → SO3SO3 + H2O → H2SO4
Ở trên cao, phần có nhiệt độ cao hơn của khí quyển Sao Kim, axít sulfuric chỉ tồn tại dưới dạng lỏng. Các đám mây axít sulfuric dày che khuất bề mặt hành tinh khi nhìn từ trên xuống. Lớp mây chính dàn ra khoảng 45 đến 70 km trên bề mặt hành tinh, với lớp bụi mỏng hơn từ 30 đến 90 km trên bề mặt.
Sản xuất Axit sunfuric H2SO4
Axít sulfuric được sản xuất từ lưu huỳnh, ôxy và nước theo công nghệ tiếp xúc.
Bước đầu tiên, lưu huỳnh bị đốt để tạo ra điôxít lưu huỳnh.
- (1) S(r) + O2(k) → SO2(k)
Bước thứ 2, lưu huỳnh dioxit bị ôxi hóa thành lưu huỳnh triôxít bởi ôxy với sự có mặt của chất xúc tác ôxít vanadi (V).
- (2) 2SO2 + O2(k) → 2SO3(k) (với sự có mặt của V2O5)
Cuối cùng triôxít lưu huỳnh được xử lý bằng nước (trong dạng 97-98% H2SO4 chứa 2-3% nước) để sản xuất axít sulfuric 98-99%.
- (3) SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
Bên cạnh đó, SO3 cũng bị hấp thụ bởi H2SO4 để tạo ra ôleum (H2S2O7), chất này sau đó bị làm loãng để tạo thành axít sulfuric.
- (4) H2SO4(l) + SO3 → H2S2O7(l)
Ôleum sau đó phản ứng với nước để tạo H2SO4 đậm đặc.
- (5) H2S2O7(l) + H2O(l) → 2 H2SO4(l)
>>> Xem thêm:
Những điều thú vị về Axit sunfuric (Phần 2)
Tác dụng của phèn nhôm trong trị bệnh