Sau 30 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp Ninh Bình đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Hoạt động tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp được triển khai bài bản, đồng bộ. Trong đó, tập trung xây dựng một nền nông nghiệp xanh, hiện đại, bền vững, gắn với phát triển du lịch; phát triển mạnh mẽ sản xuất theo hướng hữu cơ, hữu cơ, an toàn sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống…
Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, gắn với sản phẩm đặc sản. Ảnh: Trung Quân.
Năm 2021, giá trị sản xuất toàn ngành đạt gần 9.500 tỷ đồng (tăng 2,87% so với năm 2020); giá trị canh tác đạt trên 143 triệu đồng/ha, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn 2015 – 2020 đạt 2,02%/năm.
Theo ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình, trong giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tập trung xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái, hàng hóa, gắn với du lịch trên cơ sở tích hợp các giá trị truyền thống và hiện đại để khai thác lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ, hữu cơ, tuần hoàn đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản (lúa, rau, gia súc, gia cầm, thủy sản).
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đạt trên 15% trong tổng sản phẩm phân bón và thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Để làm được điều này, Sở NN-PTNT Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách để kích cầu nông nghiệp phát triển, có thể kể đến: Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 – 2025 với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, trên cơ sở tích hợp các giá trị.
Mô hình chuyển đất lúa sang trồng sen, kết hợp khai thác du lịch của Ninh Bình tại huyện Hoa Lư. Ảnh: Lê Bền.
Trong đó, phân định rõ 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp của tỉnh gồm: Vùng núi bán sơn địa, vùng trũng, vùng ven đô thị, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Từ 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái đó, xác định cây, con chủ lực, đặc sản, đặc hữu để phát triển.
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản, đặc hữu, từng bước mở rộng mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái…
Gần đây nhất, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 – 2025. Trong đó, quy định cụ thể những chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có liên kết gắn sản xuất; thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm; phát triển sản phẩm OCOP; bảo tồn, phát triển làng nghề, nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển đất trồng lúa…
Ông Đinh Văn Khiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Liên Phương (Yên Nhân, Yên Mô) trong vụ mùa 2022. Ảnh: Trung Quân.
Tăng nhanh diện tích canh tác hướng hữu cơ
Ông Đinh Văn Khiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình cho biết: Ninh Bình sẽ tập trung cho sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, giá trị cao; phát triển được sản phẩm đặc sản mang thương hiệu Ninh Bình, phục vụ đắc lực cho hoạt động phát triển du lịch của tỉnh; việc liên kết sản xuất sẽ thuận lợi cho việc áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại, giảm áp lực ngày càng già hóa của lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay.
Một tín hiệu vui là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến này toàn tỉnh đã mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản theo hướng hữu cơ được trên 1.000ha (sử dụng phân hữu cơ, áp dụng phương thức mạ khay, máy cấy). Diện tích rau được sản xuất theo hướng hữu đạt khoảng 90ha. Lượng phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh hơn 2.000 tấn/năm.