Bình Định tăng ‘chất xám’ cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới



Ứng dụng

Đăng ngày 07/10/2022


Bình Định đặt nhiều mục tiêu cụ thể nhằm tăng hàm lượng “chất xám” trong sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn từ nay tới 2025.

Thực hiện chương trình hành động về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2020 – 2025, Bình Định đặt mục tiêu diện tích ứng dụng công nghệ thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt trên 5.000ha; có từ 8.000 – 10.000ha rau an toàn và hình thành chuỗi tiêu thụ, trong đó diện tích rau được chứng nhận VietGAP trên 100ha. Về chăn nuôi, Bình Định đặc biệt quan tâm đến đàn bò thịt chất lượng cao.

Giai đoạn 2020-2025, Bình Định sẽ có diện tích sản xuất lúa ứng dụng công nghệ thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt trên 5.000ha. Ảnh:  Đ.T.

Giai đoạn 2020 – 2025, Bình Định sẽ có diện tích sản xuất lúa ứng dụng công nghệ thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt trên 5.000ha. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong lĩnh vực thủy sản, sản lượng khai thác xa bờ của ngư dân Bình Định sẽ đạt 200.000 tấn; trong đó, khai thác ứng dụng CNC 72.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi ứng dụng CNC đạt 13.000 tấn. Tàu thuyền ứng dụng CNC chiếm 36% số tàu thuyền đánh bắt xa bờ; diện tích nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC chiếm 30% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Với lâm nghiệp, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Bình Định đạt 10.000ha; diện tích rừng được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là 10.000ha.

Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn Bình Định cũng đặt chỉ tiêu xây dựng 25 trang trại chăn nuôi ứng dụng CNC; xây dựng Khu chăn nuôi Nhơn Tân (Thị xã An Nhơn) thành vùng chăn nuôi CNC; xây dựng nhãn hiệu “Heo Hoài Ân”, “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”. Đồng thời tiếp tục phát triển nhãn hiệu “Gà Minh Dư” mang tầm quốc tế, hướng đến xuất khẩu.

Bình Định sẽ có lực lượng tàu thuyền ứng dụng công nghệ cao chiếm 36% số tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Ảnh:  Đ.T.

Bình Định sẽ có lực lượng tàu thuyền ứng dụng công nghệ cao chiếm 36% số tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Các đề tài, dự án thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM trong giai đoạn 2021-2025 sẽ chú trọng triển khai các mô hình, dự án có tính mới, khả năng ứng dụng và tính lan tỏa trong thực tiễn; phù hợp để phát triển và nhân rộng; ưu tiên các mô hình, dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, thân thiện với môi trường”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay.

Trong thời gian tới, trong lĩnh vực trồng trọt, Bình Định sẽ đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNC, hiện đại, theo hướng hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với liên kết chuỗi giá trị nông sản.

Đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng các quy trình canh tác lúa tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Duy trì, phát triển và mở rộng dự án cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại các vùng sản xuất lúa tập trung ở huyện, thị xã Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn…

Đồng thời, duy trì và mở rộng vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại 8 vùng sản xuất rau hiện có gắn với xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm rau an toàn Bình Định tiêu thụ trong hệ thống siêu thị và thị trường trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng CNC trồng rau hữu cơ, rau VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm rau Bình Định.

Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển làng nghề sản xuất cây mai vàng Nhơn An (Thị xã An Nhơn), làng nghề trồng hoa Bình Lâm (huyện Tuy Phước), làng hoa Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) theo hướng ứng dụng CNC để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế của tỉnh như bưởi, xoài, dừa xiêm…, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn và áp dụng CNC.

Empty

Phấn đấu đến năm 2025, Bình Định sẽ xây dựng được 25 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Song song đó, Bình Định sẽ phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng CNC, phát triển các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Hình thành 25 doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn GlobalGAHP, VietGAHP; 10 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp CNC.

Đặc biệt, Bình Định chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát cảnh báo sớm dịch bệnh, giám sát chủ động lưu hành virus và giám sát huyết thanh sau tiêm phòng, góp phần đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững.

“Bình Định sẽ hướng đến mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên CNC, chuyển từ số lượng sang chất lượng; thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng CNC; nâng cao chất lượng rừng trồng; xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với nông hộ tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ; hiện đại hóa nghề cá, nhất là khâu nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fnongnghiep.vn%2Fbinh-dinh-tang-chat-xam-cho-nong-nghiep-trong-xay-dung-nong-thon-moi-d333950.html

+
Gọi lại
Bình Định tăng ‘chất xám’ cho nông nghiệp trong xây…
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?