Ứng dụng KHCN tạo nên những đột phá trong sản xuất nông nghiệp



Ứng dụng

Đăng ngày 07/09/2022


TUYÊN QUANG Ngày 7/9, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Tại hội nghị, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đều nhận định, ứng dụng khoa học công nghệ tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc đã tạo nên những đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nhiều thành tựu ứng dụng KH-CN đã được đưa vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả, giá trị cao. Điển hình trong hoạt động sản xuất chế biến gỗ, giờ đây Việt Nam không chỉ bán các sản phẩm gỗ thô mới qua sơ chế mà nhiều sản phẩm đồ gỗ nội thất đã chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu nhờ sản phẩm tốt và có nguồn gốc rõ ràng; cây rừng trồng giờ đây được phân chia từng phần từ gốc, thân nhỏ và ngọn, cành lá được tận dụng sử dụng tối đa đưa vào sản xuất mang lại giá trị cao…

Tại tỉnh Hà Giang, đã triển khai Dự án “Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quyết Tiến, Quản Bạ”. Theo đó, đã bàn giao cho Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2018. Tỉnh Tuyên Quang đã có trên 200 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có trên 70 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ; có 128 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP. Tỉnh Thái Nguyên đã ứng dụng KH-CN vào cấy ngọc trai nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc; ứng dụng KH-CN phát triển mô hình trồng cây dược liệu cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên; ứng dụng KH-CN xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cá lóc đầu nhím…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận định, so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực Trung du miền núi phía Bắc việc áp dụng KH-CN vào sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế. Các đại biểu cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành trung ương như: Ưu tiên các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi phục vụ sản xuất một số cây trồng chủ lực; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH-CN; có phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ cho các tổ chức KH-CN phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương…

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fnongnghiep.vn%2Fkhoa-hoc-cong-nghe-tao-nhieu-dot-pha-cho-nong-nghiep-mien-nui-phia-bac-d331769.html

+
Gọi lại
Ứng dụng KHCN tạo nên những đột phá trong sản xuất nông n…
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?