Hẳn bạn đã nghe được ở đâu đó về Sucrose đúng không? Vậy, sucrose là gì? Tính chất, ứng dụng của Sucrose là gì? Nếu bạn cũng đang đi tìm đáp án cho những câu hỏi này, hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây của Hóa Chất Đại Việt nhé.
Sucrose là gì?
![Phân tử Sucrose]()
– Sucrose là loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2 glucoside.
– Sucrose được sản xuất bằng cách tách nước đường từ mía hoặc củ cải đường, sau đó làm tinh khiết và kết tinh.
– Sucrose tự nhiên có trong mía, mật ong, củ cải đường, thốt nốt và một số trái cây.
– Một số tên gọi khác: saccarôzơ, Sucrose pure, saccharose, đường kính, đường phèn, đường mía, đường thốt nốt,…
Cấu trúc phân tử Sucrose
– Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.
– Trong phân tử Sucrose, gốc –glucose và gốc –fructose liên kết với nhau qua nguyên tử Oxy giữa C1 của glucose và C2 của fructose, (C1 – O – C2).
Tính chất đặc trưng của Sucrose
1. Tính chất vật lý
– Là chất rắn kết tinh, màu trắng, không mùi, có vị ngọt dễ chịu, ngọt hơn glucose và ít ngọt hơn fructose.
– Độ tan: Dễ tan trong nước (211,5 g/100 ml (20 °C).
– Đột nhớt của dung dịch đường giảm khi nồng độ giảm và ngược lai.
– Khối lượng phân tử: 342,3 g/mol
– Điểm nóng chảy: 186 °C
– Khối lượng mol: 342.29648 g/mol
– Khối lượng riêng: 1,587 g/cm³.
– Caramel hóa sucrose bắt đầu ở nhiệt độ 160 ° C (320 ° F)
2. Tính chất hóa học
– Không có tính khử, chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thuỷ phân của disaccarit.
– Tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam gọi là Phức đồng-saccharose tan
Phương trình phản ứng:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
– Phản ứng thủy phân khi đun nóng với axit sulfuric đậm đặc, tạo thành dung dịch có tính khử do bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:
Phương trình phản ứng:
C12H22O11 → 12 C + 11 H2O
Các loại Sucrose
Sucrose gồm đường thô, đường tinh thể, đường nâu, đường dùng làm bánh kẹo và đường turbinado.
– Đường thô (đường chưa tinh thể): Dạng hạt rắn hoặc thô, màu nâu. Đây là sản phẩm còn lại sau khi chất lỏng từ mía bay hơi.
– Đường tinh thể: Đường cát, màu trắng.
– Đường nâu: Tạo thành từ tinh thể đường và có trong siro mật gỉ đường.
– Đường dùng làm bánh kẹo (đường bột): Là kết quả sau khi nghiền mịn Sucrose.
– Đường turbinado: Đường không tinh chế được từ cây mía.
Ứng dụng của đường Sucrose
Sucrose trong thực phẩm1. Đối với sức khỏe
– Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trong 1g Sucrose có chứa 3.94 kilocalo năng lượng. Do đó, nếu mệt mỏi, stress hay đói bụng, chỉ cần ăn các thực phẩm chứa sucrose thì cơ thể sẽ hồi phục nhanh chóng.
– Tạo nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể
Sucrose giúp gia tăng glucose huyết, một nguồn năng lượng được sử dụng khi cơ thể cần gấp một lượng đường glucose lớn.
– Với trẻ nhỏ
Với trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm calo chuyển hóa từ sucrose thông qua một số thực phẩm như ngũ cốc, trái cây…để đảm bảo quá trình trao đổi chất và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đường sucrose tạo ra nồng độ pH lý tưởng cho các vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh nên cần chú ý khi cho trẻ sử dụng để tránh sâu răng.
– Với phụ nữ mang thai
Sucrose giúp phụ nữ mang thai tăng năng lượng, duy trì sức khỏe cho thai kỳ. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, tránh thừa cân, đặc biệt nếu thai phụ bị tiểu đường cần hạn chế dung nạp đường sucrose.
2. Trong công nghiệp sản xuất thực phẩm
Dùng làm chất phụ gia tạo ngọt hoặc nguyên liệu đường chính trong sản xuất bánh kẹo, mứt, siro,…
3. Trong y học
Dùng làm thuốc điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện một số bệnh như rát bỏng lưỡi,…
4. Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ
Công nghệ sản xuất isomaltulose bằng đường sucrose sử dụng vi khuẩn enterobacter sp. Isb-25.
Lưu ý khi sử dụng sucrose
![Sâu răng]()
– Sử dụng quá nhiều sucrose có thể làm phá hủy men răng.
– Không phải là thành phần bắt buộc phải có trong khẩu phần dinh dưỡng.
– Sự tiêu hóa nhanh sucrose sẽ làm tăng lượng glucose huyết và có thể gây ra nhiều vấn đề với những người bị khuyết tật trong trao đổi chất glucose.
Những ai không nên dùng đường sucrose
Mặc dù đường sucrose có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng với những trường hợp dưới đây, không nên dung nạp sucrose.
– Cơ thể không dung nạp fructose di truyền (HFI)
– Thiếu hụt Sucrase-isomaltase (CSID)
– Mắc hội chứng thiếu GLUT1
– Hấp thu glucose-galactose
– Người mắc bệnh tiểu đường 1 và 2.
– Tăng đường huyết, hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ huyết áp sau khi ăn.
– Người bị động kinh, hấp thu kém fructose.
>>> Xem thêm: Silicone là gì? Nguồn gốc của Silicone
https://bachkhoa net vn/2022/02/sucrose-la-gi-sucrose-co-vai-tro-ung-dung-gi-trong-cuoc-song-hoa-chat-bach-khoa html