Vôi tôi là một hóa chất rất quen thuộc với mọi người. Vôi tôi được dùng làm chất kết dính vữa xây dựng, dùng để cải tạo độ chua của đất, khử trùng chuồng trại,…Tuy nhiên, ít ai biết được chính xác khái niệm vôi tôi là gì? Tính chất vật lý, hóa học cũng như cách điều chế và ứng dụng của vôi tôi ra sao? Và để giúp các bạn giải đáp thắc mắc này, Hóa Chất Đại Việt đã đi tìm hiểu và tổng hợp lại trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy theo dõi với chúng tôi nhé.
Vôi tôi là gì?
– Vôi tôi là một chất rắn có dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, có tên gọi hóa học là canxi hydroxit. Khi tan trong nước, vôi tôi tạo ra dung dịch canxi hydroxit.
– Vôi tôi được sử dụng trong công nghiệp ở các lĩnh vực xử lý nước, tẩy rửa, xây dựng, sản xuất phân bón,…
– Có 2 dạng vôi tôi, bao gồm:
+ Vôi sữa: Dung dịch canxi hydroxit chưa lọc, có thể vẩn của các hạt hydroxit canxi rất mịn trong nước.
+ Nước vôi trong: Là phần nước được chiết ra từ quá trình hòa vôi bột với nước tạo thành dung dịch màu trắng đục, chờ lắng cặn để lấy phần nước trong ở trên là được nước vôi trong. Trong công nghiệp thực phẩm, người ta dùng vôi sống (CaO) ngâm với nước để tạo dung dịch nước vôi gọi là vôi tôi.
Tính chất lý hóa của vôi tôi
Tính chất vật lý
– Vôi tôi có dạng rắn màu trắng, không mùi, dễ cháy, ít tan trong nước. Khi tan tạo thành dung dịch canxi hydroxit.
– Nhiệt độ nóng chảy: 580 độ C (853 K).
– Khối lượng phân tử gam: 74,093 g/mol.
Tính chất hóa học
– Công thức hóa học của đá vôi là Ca(OH)2.
Công thức hóa học của đá vôi là Ca(OH)2
– Làm thay đổi chất chỉ thị màu như khiến quỳ tím hóa chuyển sang màu xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển màu đỏ.
– Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
– Tác dụng với oxit axit tạo thành muối kết tủa và nước
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
– Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Ca(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2 + CaCl2
Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3 + MgCO3 + 2H2O
Cách điều chế vôi tôi
Vôi tôi được sản xuất bằng cách nung đá vôi thành vôi sống. Sau đó thả vào nước để tạo thành Ca(OH)2. Phản ứng xảy ra cụ thể như sau:
CaCO3 → CaO + CO2 ( Nhiệt độ cao)
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ứng dụng của vôi tôi
– Trong xử lý nước thải, vôi tôi góp phần loại bỏ các hạt nhỏ không kết tủa trong nước, giúp tiết kiệm chi phí lọc nước thải. Đặc biệt, sử dụng vôi tôi cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
– Tạo kết tủa và loại bỏ các tạp chất có trong dầu để tạo thành dầu nguyên chất, sản xuất các phụ gia cho dầu thô như: Fnatic, sulphatic, alkyl silicate,…
– Vôi tôi được sử dụng làm chất kết dính của vữa xây dựng.
– Trong nuôi trồng thuỷ sản, vôi tôi được sử dụng để khử chất bẩn trong nước, khử mùi và cân bằng độ pH cho nguồn nước.
– Sử dụng vôi tôi để trung hòa lượng axit có trong da.
– Sử dụng làm chất trung gian để sản xuất ra một số hóa chất như CaCO3, CaCl2, Cu(OH)2,…
– Thay thế cho NaOH trong một số loại hóa, mỹ phẩm uốn tóc.
– Được sử dụng làm chất nhồi trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất phanh, ebonit, các hỗn hợp nghề sơn và trang trí và sản xuất polikar – 1 loại thuốc chống thối rữa rau củ quả.
– Trong nông nghiệp, canxi hydroxit được sử dụng để khử chua đất trồng.
– Vôi tôi được dùng để sát trùng, khử độc và chữa sâu răng.
Vôi tôi có an toàn không?
Tuy là một chất khá lành tính, nhưng nếu không sử dụng và có các biện pháp bảo vệ đúng đắn, vôi tôi vẫn có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể.
– Khi tiếp xúc với mắt: Làm tổn thương niêm mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa.
– Khi tiếp xúc với da: Làm phồng rộp da, dẫn tới viêm nhiễm.
– Khi tiếp xúc với đường tiêu hóa: Làm bỏng rát vùng miệng, dạ dày, thực quản,…thậm chí chảy máu trong.
– Khi hít phải hơi vôi tôi: Gây kích ứng đường hô hấp. Nếu hít phải hơi vôi tôi trong thời gian dài có thể khiến nạn nhân khó thở, tổn thương phổi, thậm chí hôn mê và tử vong.
Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc với vôi tôi
– Khi tiếp xúc với mắt: Ngay lập tức rửa với nước sạch trong 15 phút. Lưu ý không được chớp mắt.
– Khi tiếp xúc với da: Cởi bỏ quần áo dính vôi tôi và dùng nước sạch rửa vùng bị bắn vôi nhiều lần.
– Khi tiếp xúc với đường tiêu hóa: Cho nạn nhân uống nhiều nước, tuyệt đối không được kích ứng để cho nạn nhân nôn.
– Khi hít phải hơi vôi tôi: Đưa nạn nhân đến nơi thông thoáng để tiến hàng hô hấp nhân tạo.
Sau khi sơ cứu xong, nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về vôi tôi là gì? Tính chất vật lý, hóa học cũng như cách điều chế và ứng dụng của vôi tôi. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn bổ sung thêm những kiến thức hữu ích và biết cách sử dụng vôi tôi hợp lý.
>> Xem thêm:
Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm
Chất nhũ hóa là gì? Vai trò, cấu tạo của chất nhũ hóa