Nồng độ pH có lẽ là cụm từ đã quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng nồng độ pH là gì? Cách tính pH như nào và làm sao để đo pH thì không phải ai cũng rõ. Để có câu trả lời chính xác nhất, các bạn hãy tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết sau.
Nồng độ pH là thước đo dùng để xác định một dung dịch có tính axit hay bazo. Nó là tỷ lệ giữa các ion mang điện tích dương (tạo axit) và các ion mang điện tích âm (tạo bazo). Trong dung dịch, hoạt động của ion hydro được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Giới hạn nồng độ pH nằm trong khoảng từ 0-14, trong đó:
+> pH = 7: Môi trường trung tính.
+> pH > 7: Môi trường kiềm (bazo).
+> pH < 7: Môi trường axit.
Độ pH ảnh hưởng tới con người, sinh vật, cũng như hoạt động sản xuất dù cho cao hay thấp
+> Đối với con người, nồng độ pH của máu nằm trong khoảng từ 7.35- 7.45. Nếu ngoài khoảng này, người đó có dấu hiệu của bệnh tật. Khi độ pH nhỏ hơn 6.8 hoặc lớn hơn 7.8, các tế bào trong cơ thể sẽ dừng hoạt động và nạn nhân có thể tử vong.
+> Đối với sinh vật sống trong nước như cá, tôm,… chúng sẽ không tồn tại được nếu độ pH thấp hơn 4 hoặc lớn hơn 10.
– Nồng độ pH là đại lượng không có đơn vị đo, nhưng nó cũng không phải là thang đo ngẫu nhiên. Người ta tính pH của dung dịch theo công thức: