Ưu và nhược điểm của phèn nhôm



Ứng dụng

Đăng ngày 30/10/2021

Công thức chung của phèn nhôm, hay còn được biết đến với cái tên nhôm sunfat là Al2(SO4)3.nH2O, thường gặp Al2(SO4)3.18H2 chứa 15% Al2O3. Tùy theo điều kiện sản xuất, có thể thu được nhiều loại tinh thể nhôm sunfat hydrat hóa khác nhau trong đó giá trị của n có thể là 18,16, 27,…

Phèn nhôm

Ưu và nhược điểm của phèn nhôm

Ưu điểm

  • Về mặt năng lực keo tụ ion nhôm (và cả sắt(III)), nhờ điện tích 3+, có khả năng keo tụ thuộc loại cao nhất (quy tắc Shulz-Hardy) trong số các loại muối ít độc hại mà loài người biết.
  • Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
  • Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ kiểmsoát, phổ biến rộng rãi.
  • Phèn chua (nhôm) còn được ứng dụng rất nhiều trong các phương pháp trị liệu chữa bệnh hằng ngày

Nhược điểm

Cũng như nhiều chất xử lý nước khác, phèn nhôm sunfat cũng có những nhược điểm đi cùng với ưu điểm.

  • Làm giảm pH đáng kể, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Khi quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá huỷ làm nước đục trở lại.
  • Phải dùng thêm phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
  • Hàm lượng Al dư trong nước lớn hơn so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lit).
  • Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và ko tan cùng các kim loại nặng thường hạn chế.
  • Ngoài ra, có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lí là loại có độc tính đối với vi sinh vật.
  • Nhôm sunfat Al2(SO4)3 có công dụng chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm chất keo tụ để làm trong nước. Những công dụng này đều xuất phát từ chỗ muối nhôm thuỷ phân khá mạnh ở trong nước tạo thành nhôm hydroxit.

Ứng dụng của phèn nhôm

Ứng dụng của phèn nhôm24

– Trong nhuộm vải: khi nhuộm hyđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng là chất gắn màu.

– Trong xử lý nước: Có tác dụng keo tụ làm trong nước là do hyđroxit đó, với bề mặt rất phát triển, hấp thụ các chất lơ lửng ở trong nước kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

– Trong công nghiệp giấy: Nhôm sunfat được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi, bị thuỷ phân mạnh hơn tạo nên hyđroxit. Hydroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết.

Mua phèn nhôm ở đâu?

Hiện nay Hóa Chất Đại Việt đang là một trong những đơn vị nhập khẩu và bán phèn nhôm sunfat với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua phèn nhôm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Hóa Chất Đại Việt

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2Fuu-va-nhuoc-diem-cua-phen-nhom%2F

+
Gọi lại
Ưu và nhược điểm của phèn nhôm

    Báo giá mới nhất?