Công nghiệp nuôi biển phấn đấu xuất khẩu trên 4 tỷ USD



Ứng dụng

Đăng ngày 05/10/2021


Đến năm 2045, công nghiệp nuôi biển phấn đấu đóng góp trên 25% tổng sản lượng ngành thủy sản và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.

Ngày 4/10/2021, tại Quyết định 1664/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 0,8-1 tỷ USD. Đến năm 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD.

Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cơ sở quan trọng để khai thác tiềm năng nuôi biển còn dư địa rất lớn của nước ta. Ảnh: TL.

Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cơ sở quan trọng để khai thác tiềm năng nuôi biển còn dư địa rất lớn của nước ta. Ảnh: TL.

Tầm nhìn đến năm 2045, ngành công nghiệp nuôi biển của nước ta đạt ở trình độ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại. Công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thủy sản, có đóng góp trên 25% tổng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.

Nội dung, nhiệm vụ của Đề án là phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển. Cụ thể, rà soát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi biển làm cơ sở đầu tư sản xuất.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển nuôi biển xa bờ bao gồm các hạng mục hạ tầng thiết yếu vùng sản xuất giống phục vụ nuôi biển, vùng nuôi trồng thủy sản trên biển, công nghiệp hỗ trợ phục vụ nuôi biển, hệ thống quan trắc môi trường nuôi biển tự động…

Hình thành các đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi biển theo hướng đa chức năng, từ vận chuyển giống, thức ăn đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Về phát triển nuôi biển gần bờ, ưu tiên phát triển nuôi, trồng các đối tượng có thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh trạnh: Nhóm cá biển; nhóm giáp xác; nhóm nhuyễn thể; nhóm rong, tảo biển; sinh vật cảnh và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

Đề án cho biết sẽ xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn. Ảnh: TL.

Đề án cho biết sẽ xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn. Ảnh: TL.

Áp dụng phương thức nuôi công nghiệp, ưu tiên phát triển các mô hình nuôi đa loài phù hợp với từng vùng sinh thái, sức tải môi trường, gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và đồng quản lý ở vùng bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn ven biển.

Với các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, Đề án nêu rõ: Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn; trọng tâm phát triển nuôi biển ở các tỉnh gắn với bảo tồn biển và du lịch quốc gia. Xây dụng các vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, đáp ứng nhu cầu giống nhuyễn thể cho khu vực và cả nước.

Với các tỉnh/thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, phát triển nuôi biển gắn với chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng phát triển thủy sản. Phát triển nuôi biển ở các tỉnh có điều kiện thuận lợi. Phát triển sản xuất giống cá biển, rong, tảo biển, sinh vật cảnh tập trung. Xây dựng và vận hành mô hình đồng quản lý trong quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững giống tôm hùm.

Còn với các tỉnh/thành phố từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang, tập trung xây dựng phát triển nuôi biển ở các địa phương có điều kiện; gắn kết hài hòa nuôi biển với dịch vụ, du lịch sinh thái biển, dầu khí, điện gió, giữa phát triển nuôi biển và phát triển công nghiệp chế biến.

Việt Nam còn dư địa rất lớn để phát triển nuôi biển. Ảnh: TL.

Việt Nam còn dư địa rất lớn để phát triển nuôi biển. Ảnh: TL.

Đối với phát triển công nghiệp nuôi biển xa bờ, Đề án xác định sẽ phát triển mạnh nuôi các đối tượng có lợi thế cạnh trạnh và có thị trường tiêu thụ lớn trên vùng biển xa bờ; nhóm cá biển có giá trị kinh tế cao, nhóm nhuyễn thể và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

Nuôi công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hệ thống lồng, bè có kết cấu và vật liệu phù hợp với từng đối tượng nuôi, chịu được biến động thời tiết (sóng to, gió lớn, bão).

Hình thành các vùng nuôi biển xa bờ tại các tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fnongnghiep.vn%2Fcong-nghiep-nuoi-bien-phan-dau-xuat-khau-tren-4-ty-usd-den-nam-2045-d304270.html

+
Gọi lại
Công nghiệp nuôi biển phấn đấu xuất khẩu trên 4 tỷ USD
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?