10 hóa chất khử khuẩn thường dùng (Phần 3)



Ứng dụng

Đăng ngày 21/09/2021

Vậy là chúng ta đã đến với Phần 3 cũng là phần cuối trong series 10 hóa chất khử khuẩn thường dùng. Cùng xem những hóa chất nào chưa xuất hiện nhé!

7. Iodophors:

Thành phần hóa học:

– Là các hợp chất hữu cơ có chứa Iốt, kết hợp của Iốt và một chất mang hữu cơ hay chất hòa tan, giúp giải phóng Iốt dần dần

– Thường dùng nhất là Povidone Iodine

Povidone-Iodine

Tác dụng:

– Cơ chế tác dụng là tấn công màng tế bào, phá vỡ cấu trúc và tổng hợp protein và axit nucleic

– Diệt được các vi khuẩn kể cả trực khuẩn lao,vi rút, nhưng cần thời gian dài hơn để diệt một số nấm và nha bào. Các chế phẩm sẵn có trên thị trường thường không có chỉ định diệt nha bào.

Công dụng:

– FDA chưa phê duyệt hợp chất có Iốt nào làm chất khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn

– Phù hợp nhất là để sát trùng da. Ngoài ra dùng để khử khuẩn lọ cấy máu và các thiết bị y tế như nhiệt kế, ống nội soi…

Ưu điểm:

Ít độc, ít kích ứng, nhưng đôi khi có gây dị ứng

Tác dụng nhanh khi ở đúng nồng độ

Nhược điểm:

– Có thể nhuộm màu dụng cụ

– Dễ bị bất hoạt bởi protein và các chất hữu cơ khác

– Không bền với nhiệt, ánh sáng và nước cứng

– Ăn mòn

– Phải pha loãng (khi cần) theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất

– Không dùng cho catheter bằng silicon vì có thể làm hỏng ống silicon

8. Phenolics ( các dẫn chất Phenol)

Thành phần hóa học:

– Các dẫn chất của Phenol được tạo thành khi thay nguyên tử H của vòng thơm

– Bằng các gốc hữu cơ như alkyl, phenyl, benzyl hay halogen. Phổ biến nhất là hai dẫn chất Ortho-phenyl phenol và Ortho-phenyl-parachloro-phenol.

2-phenylphenol

Tác dụng:

– Cơ chế tác dụng là phá hủy tế bào và làm kết tủa protein của vi sinh vật

– Nhìn chung diệt được các vi khuẩn, vi rút, trực khuẩn lao (ở một số nồng độ nhất định), nhưng không diệt được nha bào, tuy nhiên kết quả các nghiên cứu không đồng nhất. Đây là chất khử khuẩn mức độ thấp.

Công dụng:

– Thường dùng để lau chùi, vệ sinh môi trường như sàn nhà, tường, giường bệnh, tay nắm, các bề mặt phòng thí nghiệm.

– Dùng để khử khuẩn mức độ thấp một số dụng cụ không thiết yếu

– Không được FDA công nhận là chất tiệt khuẩn hay khử khuẩn mức độ cao, tuy nhiên đôi khi được dùng để khử nhiễm các dụng cụ thiết yếu và bán thiết yếu trước khi đem đi khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn

Ưu điểm:

– Giá thành thấp

– Không ăn mòn

Nhược điểm:

– Có thể tạo vết nứt, nhuộm màu, làm mềm một số dụng cụ nhựa, cao su

– Bị bất hoạt bởi chất hữu cơ

– Thường khá độc

– Mùi không dễ chịu

– Có thể bị hấp thu vào các dụng cụ nhựa, cao su xốp

9. Formaldehyde:

Thành phần hóa học:

-Công thức là HCHO, thường gọi là Formol. Dung dịch nước chứa 37% gọi là Formalin

Formaldehyde

Tác dụng:

– Tiêu diệt vi sinh vật bằng cách alkyl hóa amino và nhóm sulhydrate của protein.

– Ở nồng độ phù hợp, có phổ khuẩn rộng, diệt được cả nha bào

Công dụng:

– Mặc dù có thể sử dụng để làm chất khử khuẩn mức độ cao hay chất tiệt khuẩn, nhưng rất ít được sử dụng ngày nay do khí kích ứng, có khả năng gây ung thư.

Ưu điểm:

– Phổ diệt khuẩn rộng, bao gồm cả nha bào

– Giá thành thấp

– Không ăn mòn

Nhược điểm:

– Khí trong, không màu nên khó nhìn thấy

– Mùi cay, kích ứng

– Có thể gây ung thư, đột biến gen

10. Quaternary ammonium compounds (hợp chất amoni bậc 4):

Thành phần hóa học:

– Đây là tên chung cho các chất có chứa nguyên tử ni tơ N, kết hợp với 4 gốc hữu cơ khác nhau. Loại thường dùng trong y tế như: alkyl dimethyl benzyl amoni clorua, alkyl didecyl dimethyl amoni clorua và dialkyl dimethyl amoni clorua. Một số nơi còn coi đây là một hóa chất tẩy rửa tiện dụng.

Amoni bậc 4

Tác dụng:

– Cơ chế tác dụng là bất hoạt các enzyme sinh năng lượng, đông vón protein và phá hủy màng tế bào của vi sinh vật

– Nhìn chung diệt được các vi khuẩn, vi rút thân dầu (có vỏ bọc), nấm, nhưng không diệt được trực khuẩn lao, vi rút than nước (không có vỏ) và nha bào. Đây là chất khử khuẩn mức độ thấp.

Công dụng:

– Thường dùng để lau chùi, vệ sinh môi trường thông thường như sàn nhà, tường, đồ đạc. Một số ít chế phẩm dùng để khử khuẩn cho các dụng cụ y tế không thiết yếu như ống nghe, huyết áp kế…

Ưu điểm:

– Gần như không độc

– Không kích ứng

– Không mùi

– Giá thành thấp

– Chất tẩy rửa chất hữu cơ tốt

Nhược điểm:

– Hiệu quả giảm mạnh bởi xà phòng và các chất tẩy rửa khác, độ cứng của nước, chất hữu cơ và các chất dịch chứa nhiều protein.

– Nếu dùng để lau bề mặt cứng bằng vải bông thì các sợi vải sẽ hấp thụ và làm giảm đáng kể tác dụng kháng khuẩn

– Phải thay dung dịch thường xuyên

– Phải pha loãng đúng cách

– Tác dụng diệt khuẩn yếu, kìm khuẩn nhiều hơn là khử khuẩn

>>> Xem thêm: 10 hóa chất khử khuẩn thường dùng (Phần 2)

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2F10-hoa-chat-khu-khuan-thuong-dung-phan-3%2F

+
Gọi lại
10 hóa chất khử khuẩn thường dùng (Phần 3)
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?