Ông Nguyễn Duy Cường, ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là một trong những hộ trồng cà rốt lâu năm ở Đức Trọng, nhờ sử dụng chất cải tạo đất SEA để cải tạo đất khá thành công và giúp cây giảm sâu bệnh khoảng 70 – 80%.
Ông Cường chia sẻ: Thời gian qua, ông và nhiều người trồng cà rốt khác ở Lâm Đồng thường xuyên bị rủi ro nhiều do sâu bệnh. Có lúc vườn cà rốt gần đến ngày thu phải nhổ bỏ do củ không đạt. Nói đến trồng cà rốt, nhiều nông dân rất sợ thất bại không thể thu hồi vốn được.
Do vậy, người trồng cà rốt đều phải nghĩ đến việc trồng trên đất mới và xử lý đất bằng hóa chất thật kỹ, rất tốn kém. Tuy nhiên, nhiều hộ dù đã chuẩn bị cẩn thận nhưng vẫn gặp rủi ro, cây con chết do nấm thối cổ rễ, củ không đạt chất lượng do bị tuyến trùng gây hại…
Ông Cường cho biết: Đầu năm 2021, khi được nghe hướng dẫn sử dụng chất cải tạo đất SEA, ông tâm đắc nhất là câu: “Khi làm đất trồng cà rốt, tuyệt đối không dùng bất kỳ một sản phẩm hóa chất nào để xử lý vào đất”. Chính điều này làm ông muốn tìm hiểu và quyết định dùng chất cải tạo đất SEA.
Trong vụ hè thu này, ông Cường đã dùng SEA xử lý cho 1.500 m2 đất trồng cà rốt theo đúng hướng dẫn của anh Lê Tấn Sỹ, nhân viên phụ trách tư vấn, hướng dẫn sử dụng chất cải tạo đất SEA của Công ty Nguyễn Thanh Hải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trước tiên, giai đoạn làm đất, ngoài phân hữu cơ hoai mục bón lót, ông chỉ dùng chất cải tạo đất SEA phun vào đất 2 lần theo tỷ lệ pha 1:40 cách nhau 3 ngày.
Giai đoạn sau khi gieo trồng cà rốt, ông dùng chất cải tạo đất SEA theo tỷ lệ pha 1:80 định kỳ 10 ngày phun trên lá 1 lần. Trong thời gian này, ông kiểm tra và theo dõi vườn cà rốt thường xuyên và nhận thấy cây phát triển tốt, lá xanh và ít sâu bệnh.
Đặc biệt hơn, khi cây cà rốt bước vào giai đoạn cây con 2 lá thật (khoảng 18 – 20 ngày sau trồng), tỷ lệ chết do nấm bệnh thối cổ rễ chỉ ở mức 2 – 3%, giảm rất nhiều so với canh tác theo truyền thống trước đây. Từ đó, ông Cường tự tin hơn nên cố gắng duy trì dùng SEA phun trên lá định kỳ 10 ngày/lần cùng với kinh nghiệm bón phân hữu cơn nên vườn cây cà rốt sinh trưởng phát triển càng ngày càng đẹp hơn.
Khi cây bước vào giai đoạn hình thành củ (khoảng 40 ngày tuổi sau khi trồng), nhổ cây cà rốt để thăm dò sự hình thành củ, ông Cường thấy tỉ lệ tuyến trùng gây hại chỉ còn ở mức 20 – 25%, mức độ chấp nhận được.
Anh Sỹ, người phụ trách tư vấn, hướng dẫn sử dụng chất cải tạo đất SEA có động viên người trồng phải dùng chất cải tạo đất SEA liên tục ở các vụ tiếp theo, như vậy đất mới phục hồi dần và sự sống sinh vật trong đất cũng được hồi sinh.
Một điều mà anh Sỹ luôn nhắc nhở nông dân, tuyệt đối không sử dụng hóa chất BVTV phun, rải, tưới vào đất. Có như vậy sau khi sử dụng SEA hiệu quả mới cao, cây trồng phát triển khỏe hơn, đất đai ổn định.
Nhằm giảm thiểu hơn nữa các loại nấm bệnh, tuyến trùng gây hại trong đất, việc phục hồi cải tạo đất, tạo sự sống trong đất phải được duy trì, thường xuyên sử dụng SEA và luôn để đất trong môi trường không hóa chất BVTV tác động.
Qua một vụ sử dụng chất cải tạo đất SEA trên vườn cà rốt, ông Cường khẳng định, trước khi sử dụng SEA, độ pH trong đất là 4.8, sau đó pH đã thay đổi là 6.3. Tuy hiệu quả chưa được như mong muốn, nhưng đây là vụ đầu tiên vườn cà rốt chỉ sử dụng từ ‘A-Z’ là chất cải tạo đất SEA và không có sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.
Bên cạnh đó, sử dụng SEA trên cây cà rốt hiệu quả mang lại rất tốt, làm giảm tuyến trùng trong đất và nấm bệnh. Sau vụ này, gia đình ông Cường sẽ tiếp tục duy trì sử dụng SEA để xử lý đất trước khi xuống giống trồng các loại rau củ khác. Thay vì trước đây, cứ bước vào mỗi vụ sản xuất nông dân phải nghĩ đến dùng thuốc BVTV xử lý đất để diệt nấm và tuyến trùng.