Kali acesulfame có an toàn hay không?



Ứng dụng

Đăng ngày 19/08/2021

Cũng giống như những chất tạo ngọt nhân tạo khác, Acesulfame K cũng gây ra không ít tranh cãi về mức ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người.

Các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu Âu công nhận Acesulfame K an toàn.

Một số người cho rằng chúng có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất và can thiệp vào việc điều chỉnh sự thèm ăn và việc kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.

Kali Acesulfame

Thêm vào đó, các phản bác về acesulfame K làm dấy lên mối lo ngại về khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của trẻ nhỏ trong giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên, bất chấp những mối quan ngại này, cả Hoa Kỳ và Châu Âu đều đã tuyên bố acesulfame K an toàn khi dùng ở người. Mặc dù đã được chấp nhận ở một số quốc gia nhưng một số nhà khoa học vẫn phản đối mạnh mẽ về sự an toàn của acesulfame K. Họ cho rằng những nghiên cứu được dùng để chứng minh độ an toàn nói trên không đáp ứng được những tiêu chuẩn khoa học để đưa ra những công bố đó.

Acesulfame K có khả năng tác động lên đường huyết và insulin hay không?

Trong thời gian ngắn thì kali acesulfame không làm tăng lượng đường trong máu hoặc  insulin. Tuy nhiên những tác động về lâu dài thì chưa biết được.

Các nghiên cứu đã công bố rằng các chất tạo ngọt nhân tạo chỉ gây ra những thay đổi rất nhỏ đối với lượng đường trong máu và chúng được xem là an toàn đối với người bị tiểu đường.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu quan sát (không thể chứng minh nguyên nhân và hậu quả) đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thức uống cho người ăn kiêng và sự phát triển của căn bệnh béo phì cũng như bệnh đái tháo đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.

Phát hiện này đã dẫn đến những suy đoán rằng chất tạo ngọt nhân tạo có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu và sản xuất insulin.

Kali Acesulfame trong nước ngọt
Kali Acesulfame trong nước ngọt

Những thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy acesulfame K làm tăng hàm lượng đường được hấp thụ bởi các tế bào trong đường ruột. Ngoài ra một nghiên cứu trên động vật cho thấy tiêm acesulfame K liều lượng cao trực tiếp cho chuột đã khiến chúng thải ra lượng lớn insulin – tăng 114-210% so với mức chuẩn.

Tuy nhiên nên lưu ý rằng thí nghiệm này động vật được cho ăn nhiều chất tạo ngọt trong những điều kiện bất thường. Do đó kết quả không thể áp dụng trên người.

Các nghiên cứu trên người không phát hiện ra kali acesulfame làm tăng lượng đường trong máu hoặc insulin nhưng chưa có những nghiên cứu trường hợp sử dụng lâu dài.

Acesulfame K có tăng nguy cơ ung thư hay không?

Những nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy phụ gia thực phẩm acesulfame K không gây ung thư. Dù một số người không đồng ý nhưng các cơ quan quản lý chính ở Hoa Kỳ cũng như Châu Âu vẫn đưa ra những kết luận tương đồng.

Một trong những tuyên bố mang tính báo động nguy hiểm nhất về kali acesulfame đó là nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó, một số nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ của các nghiên cứu dùng để xác minh tính an toàn của nó.

Trên thực tế thì Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng (CSPI) đã chất vấn công khai chất lượng của các nghiên cứu khoa học đã được dùng để phê duyệt cho loại chất tạo ngọt này được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, FDA và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) không đồng ý với luận điểm của CSPI. Họ khẳng định rằng acesulfame K  là an toàn và các chứng cứ hiện tại đã đủ để chắc chắn rằng nó sẽ không gây ung thư.

Kali acesulfame gói

Acesulfame K đã được tiến hành nghiên cứu trong cả ống nghiệm và trên động vật để xác định liệu nó có nguy cơ ung thư hay không.

Nhiều nghiên cứu về  acesulfame K  không phát hiện ra bất cứ dấu hiệu gì của gen độc tính. Ngoài ra các nghiên cứu nhận được kết quả chỉ ra được nguy cơ ung thư không được nhân rộng trong những nghiên cứu tiếp theo.

Một trong những nghiên cứu trên động vật lớn nhất để kiểm tra ảnh hưởng của acesulfame K trong chế độ ăn được tiến hành bởi Chương Trình Phòng Chống Độc Quốc Gia.

Người ta đã cho acesulfame K khoảng 3% vào tổng khẩu phần ăn của chuột trong vòng 40 tuần. Lượng này tương đương với một người uống hơn 1000 lon nước ngọt mỗi ngày. Nhưng người ta không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc tăng nguy cơ ung thư ở chuột.

Các tác dụng phụ Khác

Acesulfame K có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc ảnh hưởng đến sở thích của những em bé mà mẹ của chúng ăn nhiều chất tạo ngọt. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy việc dùng lâu dài có thể làm suy giảm chức năng não.

Các nhà phê bình đã nêu ra một số mối quan ngại về sức khoẻ liên quan các chất tạo ngọt nhân tạo bao gồm cả acesulfame K:

Nhiều người cho rằng tiêu thụ một lượng lớn hàng ngày các uống thức uống có chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm cho thai phụ sinh non.

Một số người thì cho rằng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì dùng acesulfame K có thể ảnh hưởng đến sự sở thích của đứa trẻ đối với đồ ăn ngọt.

Một nghiên cứu dài hạn trên chuột cho thấy acesulfame K liên quan đến sự gián đoạn thần kinh và suy giảm chức năng não bộ. Tuy nhiên cần phải có thêm nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người chúng ta mới có thể khẳng định liệu nó có những ảnh hưởng như thế hay không.

Vậy thì có nên tránh dùng kali acesulfame hay không?

Chất tạo ngọt có nhiều lợi ích đối với một số người khi được thêm vào khẩu phần ăn. Đặc biệt những người có sở thích ăn ngọt nhưng đã tiêu thụ khá nhiều đường.

Tuy nhiên mặc dù chúng có vẻ an toàn nhưng không thể biết được chúng sẽ gây ra điều gì nếu ta tiêu thụ chúng thường xuyên trong nhiều năm.

Các nhà phê bình vẫn cho rằng các nghiên cứu về acesulfame K không đủ tốt và chúng ta không thể tin tưởng rằng nó sẽ không gây hại về lâu dài. Đồng thời những nghiên cứu lâu dài trên động vật đã cho chúng ta thấy, mặc dù tiêu thụ với liều lượng cao thì vẫn được dung nạp rất tốt.

Cuối cùng, có vẻ như không có bất kỳ lý do nào thuyết phục cho việc tránh dùng acesulfame K – hoặc bất kỳ chất tạo ngọt nhân tạo khác. Và quyết định có tiêu thụ chúng hay không tùy thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người.

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2Fkali-acesulfame-co-an-toan-hay-khong%2F

+
Gọi lại
Kali acesulfame có an toàn hay không?

    Báo giá mới nhất?