Những lưu ý khi sử dụng Axit Boric



Ứng dụng

Đăng ngày 05/06/2021

Acid Boric là gì?

Acid Boric là một chất hóa học có công thức phân tử là H3BO3. Đây là một hóa chất được dùng nhiều trong ngành dược phẩm, công nghiệp.

Tên khác: ngoài tên chính thống được để cập trong Dược điển là acid boric (dược điển Anh, Nhật, châu Âu, Mỹ). H3BO3 còn có các cách gọi khác tùy theo nhà sản xuất như Acidum boricum; boracic acid; boric acid; Borofax; boron trihydroxide; E284; orthoboric acid; trihydroxyborene.

Acid Boric
Công thức phân tử Acid Boric

>>> Xem thêm: Acid Boric là gì và khi nào cần sử dụng acid boric?

Tính an toàn của Acid Boric

Acid boric là một chất bảo quản tương đối yếu và được sử dụng trong bào chế các dạng thuốc nhỏ mắt và sản phẩm vệ sinh miệng. Ở các quốc gia như Mỹ và Nhật, acid boric còn được đồng ý sử dụng trong các thuốc tiêm tĩnh mạch. Dung dịch pha từ acid boric đã từng được sử dụng để rửa các vết sâu răng và cũng được áp dụng để rửa vết thương và vết loét. Mặc dù việc sử dụng acid boric cho những hành động này hiện tại không được khuyến khích bởi nguy cơ hấp thụ của acid boric vào cơ thể. Acid boric không được sử dụng cho bên trong cơ thể do nguy cơ độc tính của nó. Hóa chất này gây độc khi ăn phải và tương đôi độc hại khi tiếp xúc trên da. Các thực nghiệm đã chứng minh độc tính khi sử dụng qua đường hô hấp và đường dưới da; độc tính ở mức trung bình qua đường tiêm phúc mạc và đường tĩnh mạch.

Tá dược Acid Boric
Acid Boric được dùng làm tá dược trong công nghiệp Dược

Axit boric được hấp thụ qua đường tiêu hóa và các vùng da bị tổn thương, cũng như các vết thương và màng nhầy, mặc dù nó không có khả năng tự thấm qua da ở điều kiện bình thường. Các triệu chứng của ngộ độc acid boric thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, phát ban đỏ xuất hiện cả trên da và niêm mạc và nôn mửa. Sau những triệu chứng này, bong vảy và kích thích hoặc suy nhược của hệ thần kinh trung ương có thể sẽ xuất hiện. Các biến chứng nguy hiểm như co giật, tăng oxy máu và tổn thương ống thận cũng có khả năng xuất hiện.

Các báo cáo cho thấy, tỉ lệ tử vong xảy ra do uống ít hơn 5 g ở trẻ trẻ em và 5–20 g ở người lớn. Tử vong đã xảy ra phần lớn gặp ở trẻ nhỏ sau khi những trẻ này vô tình nuốt phải dung dịch axit boric, hoặc sau khi sử dụng bột axit boric đến những vùng da đã tổn thương hoặc bị mài mòn.

Giới hạn phơi nhiễm cho phép (PEL) của axit boric là 15 mg trên m3 tổng thể lượng bụi và 5 mg / m3 được hít qua đường hô hấp.

Liều gây độc ở người cũng như động vật:

  • LdLo (man, oral): 429 mg/kg
  • LdLo (woman, oral): 200 mg/kg
  • LdLo (infant, oral): 934 mg/kg
  • LdLo (man, skin): 2.43 g/kg
  • LdLo (infant, skin): 1.20 g/kg
  • LD50 (mouse, oral): 3.45 g/kg
  • LD50 (mouse, IV): 1.24 g/kg
  • LD50 (mouse, SC): 1.74 g/kg
  • LD50 (rat, oral): 2.660 g/kg
  • LD50 (rat, IV): 1.33 g/kg
  • LD50 (rat, SC): 1.4 g/kg

Các biện pháp an toàn khi sử dụng Axit Boric

Luôn luôn tuân thủ các hướng dẫn về an toàn lao động. Tùy theo từng tình huống cụ thể cũng như lượng acid boric sử dụng mà thực hiện các biện pháp thích hợp. Acid boric gây kích ứng đến da và là chất gây độc tiềm tàng nếu hít phải. Do đó, cần phải đeo găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc cũng như trang phục bảo vệ khi sử dụng hóa chất này.

Cần mang đồ bảo hộ khi sử dụng Acid Boric
Cần mang đồ bảo hộ khi sử dụng Acid Boric

Bảo quản

Axit boric cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo và phải tránh ánh nắng trực tiếp và đặc biệt là tránh các hoá chất có mùi nặng.

Mua Acid Boric ở đâu chất lượng?

Để mua Acid Boric chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp tại website của Hóa Chất Đại Việt hoặc gọi điện cho chúng tôi qua số điện thoại 0935 516 538. Hóa Chất Đại Việt là công ty phân phối hóa chất tại TPHCM, với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi đem lại các loại hóa chất chính hãng với giá cả  phải chăng cho các doanh nghiệp, nhà xưởng tại địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận.

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fhoachatdaiviet.com%2Fnhung-luu-y-khi-su-dung-axit-boric%2F

+
Gọi lại
Những lưu ý khi sử dụng Axit Boric

    Báo giá mới nhất?