Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc



Tin thị trường

Đăng ngày 27/05/2020

Chiến lược hấp thu tinh hoa của các nền văn minh

Theo sách “12 người lập nên nước Nhật” của tác giả Taichi Sakaiya, năm 600, Thái tử Shotoku cử sứ đoàn đi sứ nhà Tùy, gửi đi du học sinh cũng như chiêu mộ các học giả từ Trung Hoa và Triều Tiên để học hỏi về tôn giáo và văn hóa.

Từ thời đại Bình An (Heian) năm 794, Nhật Bản bước vào thời kỳ văn học, thơ ca và nghệ thuật phát triển rực rỡ nhất. Những điều học hỏi từ nền văn minh khác nay đã trở đặc trưng văn hoá dân tộc, bắt đầu quá trình “phát triển tự thân, tìm ra lối đi riêng” trong văn hóa Nhật Bản.

Tượng Thái tử Shotoku ở Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York.

Tượng Thái tử Shotoku ở Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York.

Năm 1869, Chính phủ Minh Trị (Meiji) đã tiến hành tuyển chọn và sử dụng ngân sách của nhà nước gửi các học sinh ưu tú ra nước ngoài học tập, học về công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, đóng tàu, hoạt động xã hội ở Anh; học về luật, động vật và thực vật ở Pháp; học về triết học, chính trị học và y học ở Đức; học về bưu chính, công nghệ, nông nghiệp, thương mại, khai khoáng ở Mỹ.

Theo nhiều nhà sử học, Nhật Bản đã du nhập những nền văn minh tiên tiến nhưng không hề trải qua quá trình bị đô hộ xâm lược hay bạo lực cưỡng bức. Điều này cho phép Nhật Bản có khả năng tự chủ và tự do trong việc lựa chọn những khía cạnh và nhân tố thích hợp.

Ngoài ra, nhờ sức mạnh truyền thống và “Nhật Bản hoá” những gì học hỏi được, tiếp thu yếu tố nước ngoài đã không phá hủy nền văn hoá bản xứ mà giúp Nhật Bản tạo dựng được những hình mẫu văn hoá độc nhất.

Tạo nên di sản 

Không chỉ dừng lại ở việc học hỏi, Nhật Bản còn được coi là thiên tài trong việc biến ngọc thô của các nền văn hoá khác thành bảo vật quốc gia nhờ tinh thần cầu tiến, cầu toàn, thực hiện mọi công việc với tất cả sự chân thành từ trái tim.

Những “hạt giống” từ văn minh nước ngoài ví như trà đạo từ Trung Quốc, hương đạo từ Ấn Độ, nghệ thuật làm gốm sứ từ Triều Tiên, đàn dương cầm từ châu Âu… được gieo trồng trên mảnh đất của nữ thần Mặt Trời Amaterasu đều trở thành những “cây cổ thụ” đặc sắc nhất, là di sản xứng đáng truyền thừa cho thế hệ mai sau.

Trà đạo – từ ‘trà’ đến ‘đạo’

Trà đạo là nét văn hóa của người Nhật.

Trà đạo là nét văn hóa của người Nhật.

Được du nhập từ Trung Hoa vào cuối thế kỷ 12, đến thế kỷ thứ 14 văn hoá uống trà được xem là thú chơi xa xỉ của tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Nhưng đến thế kỷ 16, bậc thầy về trà đạo Sen no Rikyu đã trở thành thầy dạy trà đạo cho lãnh chúa Oda Nobunaga, đưa trà đạo trở thành “đạo tu tâm dưỡng tính”. Từ việc uống trà sau khi hun đúc qua nhiều thế kỷ trở thành nghi thức thưởng thức trà và cuối cùng kết tinh thành đạo, người Nhật đã biến đặc sản ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình.

Đàn dương cầm 

Chiếc đàn dương cầm cơ Yamaha Grand Piano đầu tiên của Nhật Bản năm 1902

Chiếc đàn dương cầm cơ Yamaha Grand Piano đầu tiên của Nhật Bản năm 1902

Đàn dương cầm với xuất xứ từ châu Âu đã trải qua khoảng 300 năm lịch sử. Năm 1902, Yamaha Grand Piano là chiếc dương cầm “made in Japan” đầu tiên ra đời. Năm 1927, thương hiệu đàn Kawai được thành lập.

Thời gian đầu, dương cầm Nhật không được người chơi đàn chuyên nghiệp đón nhận vì chất lượng, tuổi thọ, biểu cảm âm đều kém hơn châu Âu. Nhưng với tinh thần Kaizen không thôi học hỏi, không ngừng cải tiến, kết hợp với những phát minh độc quyền về công nghệ chế tạo, Yamaha và Kawai đã nằm trong top những thương hiệu sản xuất đàn hàng đầu thế giới bên cạnh thương hiệu Bösendorfer của Áo hay Steinway & Sons của Mỹ. Đó là phần thưởng xứng đáng cho tinh thần Takumi của những người nghệ nhân mất đến 3 năm để chế tạo một chiếc Yamaha Grand Piano hơn 10 ngàn bộ phận hay thương hiệu Kawai được giữ vững qua 3 thế hệ: Kokichi Kawai sáng lập, Shigeru Kawai đưa sản phẩm ra thế giới và Hirotaka Kawai tích hợp robot tiên tiến vào quá trình sản xuất và thành lập cơ sở sản xuất trên toàn cầu.

Lan tỏa tinh thần Nhật Bản

Năm 1959, hơn một thập niên sau thế chiến, dẫu nền kinh tế có khôi phục vượt bậc nhưng những nỗi buồn vẫn len lỏi trong lòng phụ nữ Nhật. Đó là lúc cố chủ tịch Daisuke Nonogawa sáng lập ra thương hiệu mỹ phẩm Menard với hy vọng mang đến không chỉ vẻ đẹp đích thực mà còn là niềm tin và hạnh phúc đến với mỗi người phụ nữ đồng bào. Suốt 60 năm qua, sản phẩm Menard vượt biển vươn ra 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu với thế giới những di sản kế thừa và phát huy từ chính tinh thần dân tộc Nhật Bản.

Nhà máy Menard.

Nhà máy Menard.

Một thương hiệu với tinh thần Kaizen không bao giờ hài lòng với thành quả trước mắt, đã lập ra Viện nghiên cứu riêng với hơn 100 nhà khoa học kết hợp cùng đại học Y Fujita và đại học Y Nagoya để nghiên cứu về protein, DNA, tế bào và tế bào gốc để tìm ra căn nguyên của sức khỏe và sắc đẹp. Các dòng sản phẩm đều được nghiên cứu cải tiến liên tục mỗi năm để cho ra các phiên bản mới hoàn thiện hơn.

Viện nghiên cứu Menard đặt tại Nhật Bản.

Viện nghiên cứu Menard đặt tại Nhật Bản.

Với tinh thần Takumi, nhà sản xuất cho biết từng sản phẩm phải được đảm bảo tối ưu từ nguyên liệu quý hiếm, công nghệ bào chế hiện đại cho đến thiết kế đầy mỹ cảm. Nguyên liệu được chọn lọc từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên như hoa hồng bản nguyên Semi-plena, nấm Tâm trúc, Linh chi Đen và Linh chi Đỏ Menard tự nuôi trồng khép kín, tảo Ecklonia Kurome ở eo biển Bungo nối liền với Thái Bình Dương, quả việt quất thiên nhiên được hái bằng tay ở rừng Bắc Âu, men mộc linh của vùng núi Shirakami, hoa violet trên núi Nagano…

Thiết kế của sản phẩm chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, ví như hộp Authent Cream tượng trưng cho một tế bào mới được sinh ra, một vầng dương mới vừa mọc, một kỉ nguyên mới của làn da bắt đầu. Sản phẩm đã đoạt giải Vàng trong hạng mục Mỹ phẩm có thiết kế đẹp nhất tại Pentaward năm 2009, sau khi vượt qua 754 sản phẩm đến từ 39 quốc gia trên thế giới.

Kem dưỡng chống lão hoá từ tế bào gốc Authent Cream.

Kem dưỡng chống lão hoá từ tế bào gốc Authent Cream.

Với tinh thần mang đến điều tốt đẹp nhất cho khách hàng từ tận trái tim (Magokoro) và tinh thần phục vụ khách hàng vượt hơn cả những gì họ mong đợi (Omotenashi), Menard nỗ lực kiến tạo nên thế giới quan tao nhã cho từng vị khách, thông qua những hoạt động văn hóa – nghệ thuật thường niên với nội dung thiện mỹ và nhân văn, với thông điệp vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ nằm ở cả dung nhan và tâm hồn.

“Những món mỹ phẩm Menard bé nhỏ mà kỳ công, mỗi một sản phẩm được doanh nghiệp nội địa Nhật Bản xuất khẩu ra nước ngoài đều chứa đựng vẹn nguyên tinh thần và phẩm chất của dân tộc, xứng đáng là những tuyệt tác rung động con tim, là di sản đầy tự hào cho thế hệ mai sau kế thừa”, đại diện thương hiệu bày bày tỏ.

(Nguồn: Menard)

Nguồn tin: https%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Fcach-nguoi-nhat-du-nhap-van-hoa-va-kien-tao-kiet-tac-dan-toc-4105505.html

+
Gọi lại
Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân…
blank
blank

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?