Đăng ký nhãn hiệu: Chỗ thờ ơ, nơi quá nhiệt tình



Doanh nghiệp

Đăng ngày 20/12/2009

10-tranh2_091120153657 Quán cháo lươn Bà Liễu nổi tiếng cả “thành Vinh”. Những đoàn công tác từ trung ương vào, từ khắp các tỉnh bạn đến Nghệ An đều khó quên món quê đậm đà hương vị miền Trung này.
Cái chất vị gia truyền có từ hàng trăm năm ấy, chắc sẽ mãi độc quyền kiểu “truyền miệng”, nếu như không có chuyện một doanh nghiệp phía Nam đề nghị trả 200 triệu đồng cho quyền sử dụng thương hiệu này ở Tp.HCM và Hà Nội. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Việt Hùng cho rằng đang có sự thay đổi theo hướng tích cực trong vẫn đề này. Các doanh nghiệp đang quan tâm hơn đến hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Trao đổi với VnEconomy, ông Hùng nói: “Việc hội nhập với thế giới và khu vực, cùng với những thúc ép từ hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm hơn đến việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu của mình”. Có nghĩa là đang có sự thay đổi trong nhìn nhận của chủ doanh nghiệp về vấn đề này, thưa ông? Theo tôi, sự quan tâm của doanh nghiệp đã tốt hơn trước rất nhiều. Từ năm 2001 đến nay, sự thay đổi có thể nói là đột biến, khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Năm 2008 có gần 36 nghìn đơn các loại (năm 2008, nhãn hiệu đăng ký quốc gia có 27.713 đơn; nhãn hiệu đăng ký quốc tế có 7.386 đơn – PV), gấp 6 lần năm 2000. Và từ năm 2001 đến nay, bức tranh lại ngược lại, Việt Nam áp đảo, chiếm khoảng 60%, nước ngoài chiếm 40%. Trước đó, lượng đăng ký của doanh nghiệp trong nước chỉ khoảng 30-40%. Môi trường kinh doanh hiện nay dường như đang thúc ép các doanh nghiệp phải đăng ký bảo vệ nhãn hiệu của mình? Thực tế kinh doanh trên thị trường khiến người ta không thể không quan tâm. Trong hoạt động thương mại, nó là thương hiệu, hiện diện uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường thì hiển nhiên phải quảng bá thương hiệu của mình. Nhãn hiệu là tài sản vô hình chứ không phải cái xe, cái nhà mà giữ được. Cho nên cần có tài liệu pháp lý để xác lập, chính đây là đăng ký. Và người ta thấy hóa ra nó là quan trọng thật. Đăng ký như vậy thì nếu phát hiện nhãn hiệu của mình bị vi phạm, có thể nộp đơn ra cơ quan chức năng để xử lý. Cho nên, doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng, và cũng ý thức được sự cấp thiết phải đăng ký sớm tài sản trí tuệ của mình. Nói như thế thì liệu có chuyện người nào đó đăng ký hàng loạt nhãn hiệu để trục lợi qua việc bán lại quyền sở hữu cho đơn vị thực sự sáng tạo và “vun đắp” nhãn hiệu đó? Một trong những nguyên tắc quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ là thời điểm nộp đơn đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ. Ưu tiên khác là làm sớm, tức là nghĩ ra nhãn hiệu thì đăng ký ngay, cũng rất quan trọng. Tất nhiên cũng không dễ dãi đến mức cứ đăng ký trước thì được làm trước. Những nhãn hiệu của người bị “trấn lột”, của người bị quên chưa đăng ký mà đã nổi tiếng, được biết đến rộng rãi sẽ là cơ sở để cơ quan cấp đăng ký từ chối yêu cầu không chính đáng. Luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là về nhãn hiệu hiện nay sòng phẳng hơn cấp tên miền. Cấp tên miền thì ai đăng ký cũng được, không gắn với thực tế. Ví dụ nhãn hiệu Coca Cola của Mỹ và đắt nhất thế giới, nhưng ai cũng có thể đăng ký tên miền được, nếu doanh nghiệp này chưa kịp đăng ký. Cho dù có tốt hơn, nhưng theo các con số được Cục công bố, vẫn còn tỷ lệ lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này? Đến nay, lượng đăng ký tại Cục cũng chỉ mới có khoảng 150 nghìn doanh nghiệp trong nước đăng ký. So với con số thực tế doanh nghiệp có đăng ký thì chưa đến 50%. Cho nên, còn rất nhiều “dư địa” để phát triển lĩnh vực này. Vì doanh nghiệp họ có thể đăng ký rất nhiều nhãn hiệu. Ví dụ, Unilever đăng ký cả nghìn nhãn hiệu. Trong mấy năm gần đây, lĩnh vực đăng ký chỉ dẫn địa lý được quan tâm hơn, có năm tăng gấp hai lần. Tức là có lợi ích kinh tế gắn với nó và có người hưởng lợi? Khi hội nhập, tầng lớp đô thị và ngành công nghiệp được hưởng lợi, tiếp cận với hội nhập rõ ràng, cụ thể hơn. Trong lúc vùng nông thôn vốn lợi ích đến chậm và không thật nhiều. Vì thế, chính sử dụng tài sản trí tuệ là chỉ dẫn địa lý, tôn vinh đặc sản vùng miền cũng có thể giúp cho nông thôn được hưởng lợi. Bao giờ chỉ dẫn địa lý cũng gắn với một sản phẩm đặc sản độc đáo. Ví dụ Phú Quốc gắn với nước mắm. Vừa rồi công nhận thêm Thanh Long – Bình Thuận, rồi Bưởi – Đoan Hùng… thì nó làm cho danh tiếng vùng đất, sản phẩm ấy nổi bật lên. Ngoài ra, khi đặc sản của một cùng được cấp chỉ dẫn địa lý thì Nhà nước bảo hộ cái quyền ấy, được công bố với thế giới… giúp giá trị gia tăng của các đặc sản ấy được nâng lên. Người nông dân được hưởng lợi ích kinh tế cao hơn vì số lượng bán được nhiều và giá bán cũng cao hơn. Ngoài ra, khi một địa phương có đặc sản nổi tiếng, cơ hội phát triển du lịch rất lớn, cho nên tỉnh nào cũng muốn có. Tỉnh nào cũng làm như thế thì làm gì còn đặc sản tầm quốc gia nữa, thưa ông? Tỉnh nào cũng có đặc sản, nhưng không phải tỉnh nào cũng được xét duyệt cấp chỉ dẫn địa lý. Ví dụ như nước mắm thì hiện nay chỉ có hai nơi là Phú Quốc và Nha Trang; hồi thì chỉ duy nhất Lạng Sơn, bưởi thì Đoan Hùng. Còn như bưởi Phúc Trạch là nhãn hiệu nhóm chứ không phải chỉ dẫn địa lý. Thanh long chỉ có Bình Thuận, xoài chỉ có Hòa Lộc (Tiền Giang). Hiện nay cũng đang xây dựng nón lá Huế nữa. Tất nhiên cũng có trùng, nhưng chỉ vài ba địa phương thôi. Tức là phải có tính đại diện đặc thù của địa phương. Chỉ dẫn địa lý phân biệt sản phẩm của một vùng nào đó mà nó khác biệt nhờ điều kiện địa lý ở đó, bao gồm cả tự nhiên và con người. Theo ông, các tỉnh quan tâm nhiều đến vẫn đề nhãn hiệu vùng, hay chỉ dẫn địa lý là vì danh tiếng địa phương hay vì tỉnh khác có, mình cũng phải có? Cả hai. Ngoài lợi ích kinh tế thì cũng có thực tế là “con gà tức nhau tiếng gáy”, tỉnh họ được, tỉnh mình không được, cho nên nhiều khi họ lại cố nghĩ ra một đặc sản nào đó để đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi rất tránh việc không có danh tiếng nhưng nghĩ ra để xin cấp chỉ dẫn địa lý. Vì thế, cần có hội đồng xem xét để loại, cần có những tiêu chí xem xét cụ thể như sự nổi tiếng, chất lượng và tính chất truyền thống, lâu đời… ANH QUÂN – VŨ QUỲNH

(vneconomy)

+
Gọi lại
Đăng ký nhãn hiệu: Chỗ thờ ơ, nơi quá nhiệt tình

đặt hàng thành công

    Báo giá mới nhất?